Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Xóa bỏ lò gạch thủ công là điều rất khó

Lò gạch thủ công là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường thì ai cũng biết nhưng để xóa bỏ hoàn toàn những lò gạch này thì thật sự là rất khó.

Không chỉ riêng tỉnh Khánh Hòa mà nhiều địa phương khác trên cả nước cũng đang phải gách chịu hậu quả ô nhiễm môi trường do những lò gạch thủ công gây ra.
Đi dọc theo Quốc lộ 26, qua địa bàn xã Ninh Phụng, Ninh Xuân (thị xã Ninh Hòa), các bạn sẽ dễ dàng có thể bắt gặp không ít ao hồ nằm xen lẫn với những ruộng lúa của người dân. Thế nhưng chắc chắn không ai có thể ngờ đây chính là những hệ quả của việc khai thác quá mức nguồn đất sét để làm nguyên liệu cho các lò gạch thủ công.
Không chỉ làm nguồn đất sét bị cạn kiệt, ảnh hưởng tới việc trồng lúa của người dân mà những lò gạch thủ công này còn khiến người dân phải sống chung với khói bụi, tắc cống và ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí.
Lò gạch thủ công gây ô nhiễm không khí.

Ông Nguyễn Tình, người dân thôn Phước Lâm cho biết: “Ở cái xứ nắng bụi, mưa bùn này, việc người dân sống chung với ô nhiễm do các lò gạch gây ra là điều khó tránh khỏi. Nhiều người đã bị bệnh viêm đường hô hấp và dị ứng da. Nhưng ở đây, nhà nhà làm gạch, người người làm gạch, biết phải làm sao?”.
Trước thực trạng trên, cuối năm 2013, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có Chỉ thị số 22 về lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục; tăng cường sử dụng vật liệu không nung trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên việc xóa bỏ những lò gạch này là điều rất khó vì người dân tại đây chủ yếu sống nhờ nghề làm gạch nếu xóa bỏ thì sẽ có rất nhiều người bị thất nghiệp. Hơn nữa, các lò gạch vẫn hoạt động chui vì vậy việc xóa bỏ triệt để là rất khó.

Để bảo vệ sức khỏe của người dân và giảm ô nhiễm môi trường thì ngoài việc xóa bỏ những lò gạch, tỉnh Khánh Hòa cần khuyến khích người dân thường xuyên thông tắc cống, hút bể phốt, giữ gìn vệ sinh môi trường để góp phần giảm ô nhiễm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét