Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Xu thế phát triển nền kinh tế xanh tất yếu của Việt Nam

Bước qua một thế kỷ mới với nhiều thách thức chúng ta đã quen dần với những khái niệm như phát triển bền vững, nền kinh tế xanh. Để có thể tiến tới một tương lai tươi đẹp hơn thì Việt Nam không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hướng theo xu thế phát triển chung của thế giới. Nến kinh tế xanh chính là mục tiêu đầy thách thức nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội.



Dù nhà nước ta đã đưa ra hoạch định rõ ràng: tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và đi đôi với bảo vệ môi trường tuy nhiên thì hiệu quả thực sự trong đời sống chưa cao. Các nguồn năng lượng hóa thạch vẫn là nguồn đáp ứng chủ yếu, năng lượng tái tạo được sử dụng hạn chế tại một số lĩnh vực ít ỏi. Trong khi đó  những nước trên thế giới đã đẩy mạnh thay vì sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nền Kinh tế Xanh sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ carbon thấp, khuyến sử dụng nguồn lực và năng lượng hiệu quả hơn trước chúng ta hàng chục năm.

Điều trên cũng dễ hiểu vì nhiều nguyên nhân chủ quan có mà khách quan cũng có:
  • Trình độ dân trí của chúng ta vẫn còn thấp, khả năng tiếp cận và du nhập khoa học tiên tiến vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế cộng thêm nền kinh tế đang phát triển. So sánh giữa giá cả và lợi nhuận của việc sử dụng năng lượng hóa thạch và năng lượng tái tạo còn chênh nhau rất nhiều.
  • Tài nguyên thiên nhiên và môi trường Việt Nam đang bị suy thoái trầm trọng. Ô nhiễm môi trường tại những đô thị đều lên đến mức báo động cao. Từ ô nhiễm mô trường không khí do giao thông, xây dựng phát thải khí công nghiệp đến ô nhiễm nguồn nước mặt do nước thải sinh hoạt, hút bể phốt, nước thải trong quá trình sản xuất, thông tắc cống,...
  • Quan trọng nhất là ý thức bảo vệ môi trường của đại đa số người dân chưa cao. 
Sau đây là các giái pháp hướng tới nền kinh tế xanh:
  • Đổi mới công nghệ, áp dụng phổ biến sản xuất sạch hơn, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để xanh hóa sản xuất.
  • Lối sống hòa hợp với môi trường, xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững.
  • Giảm cường độ phát thải khí nhà kính, để thực hiện nỗ lực chung về thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.